Nội dung chính:
Ngựa là kho dược liệu sống quý hiếm. Ở Việt Nam, ngựa bạch được biết đến quý thứ hai sau hổ. Cao ngựa có tác dụng rất tốt với chứng đau nhức xương khớp; giúp mạnh gân, cường cơ, phòng chống loãng xương, bồi bổ cơ thể; hỗ trợ trẻ em suy dinh dưỡng, phụ nữ sau khi sinh, người lao động nặng nhọc độc hại, người già kém ăn mất ngủ… Sở dĩ cao ngựa tốt như vậy vì trong cao ngựa có 17 loại vi chất vô cùng quan trọng cho sức khỏe con người, trong đó có 10 loại vi chất thiết yếu mà cơ thể không tự tổng hợp được, cần phải cung cấp từ nguồn thức ăn. Những vi chất đó là Lyzine, Methionine, Arginine, Histidine, Leucine, Isoleucine, Valine, Threonine, Tryptophane, Phenylalanine. Những vi chất này cấu tạo nên protein của cơ thể, nếu thiếu một trong những vi chất trên thì những vi chất khác không thể tác hợp và vận hành được, có nghĩa là tất cả các vi chất phải được ăn và thẩm thấu cùng lúc để cơ thể làm việc điều hòa.
Ngoài ra, lượng canxi và photpho trong cao có tác dụng rất tốt cho việc bổ sung canxi cho xương, cho máu, làm giảm thiểu bệnh còi xương, suy dinh dưỡng ở trẻ em, đau nhức xương khớp, loãng xương của người lớn và nhiều loại bệnh nguy hiểm do thiếu canxi trong máu như bệnh tim mạch, huyết áp cao, đau đầu, khó ngủ, hụt hơi, có thể bị chuột rút liên tục và các chứng rối loạn tiền mãn kinh.10 loại vi chất trên kết hợp với 7 vi chất còn lại cùng với hàm lượng protein rất cao (trên 70%) làm cho cao xương ngựa và các sản phẩm được chế biến từ xương ngựa, thịt ngựa rất tốt cho việc bồi bổ cơ thể và phòng chống nhiều loại bệnh tật với mọi lứa tuổi.
Công dụng và đối tượng sử dụng:
HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG CAO NGỰA BẠCH:
Lưu ý: Dùng đều đặn hàng ngày, vào thời gian cố định trong ngày để có hiệu quả tốt nhất.)
1. Cách xắt cao ngựa bạch
Xắt nhỏ thành từng miếng trọng lượng khoảng 5g (100gr chia thành 20 miếng). Nếu cao rắn, khó xắt có thể hơ qua ngọn lửa cho cao dẻo ra để dễ xắt.
2. Các trường hợp dùng:
a. Hấp chín với nước cơm hoặc mật ong rừng (nên dùng)
- Đợi cơm sôi lấy nước cơm hoặc mật ong cho vào chén (ly) uống rượu, lượng nước cơm/mật ong vừa ngụm hoặc ngập miếng cao.
- Sau đó đặt vào nồi cơm đợi cơm chín lấy ra dùng
- Dùng đều đặn hàng ngày vào 1 bữa cố định (sáng hoặc tối)
b. Ngâm rượu:
- 100gr cao ngựa bạch ngâm với 1,2 – 1,5 lít rượu ngon
- Mỗi ngày dùng 1 ly vào 1 bữa cố định (nên dùng buổi tối đề phòng cao rượu nóng sẽ gây khó chịu nếu dùng ban ngày.
c. Ngậm trong miệng cho đến khi tan hết
Cách này giành cho những người không có thời gian nấu cơm. Tuy nhiên cao ngựa dạng này sẽ dính răng và hơi khó ăn. Khi ăn nên kèm cùng đường hoặc thứ dẫn.
d. Các trường hợp đặc biệt
- Người cao huyết áp: trước khi dùng cao ngựa nên uống thuốc hạ huyết áp
- Thanh niên khỏe mạnh: Nên dùng cách nhật, 2 ngày 1 lần
- Trẻ nhỏ: dùng liều lượng = ½ liều lượng của người lớn. Trẻ em dùng Cao ngựa dễ gây béo phì.