Tuổi nào nên dùng cao ngựa bạch?

cao ngua bach
Ngựa là một kho dược liệu sống quý hiếm. Ở Việt Nam, ngựa bạch được quý trọng thứ 2 sau hổ.
 

Manh nha từ năm 2003, sản phẩm cao xương ngựa lần đầu tiên có mặt tại thị trường Việt Nam đã thu hút sự quan tâm của rất nhiều người, nhiều giới. Theo các chuyên gia dinh dưỡng, cao ngựa có tác dụng tất tốt với chứng đau nhức xương khớp, mạnh gân, cường cơ, phòng chống loãng xương, bồi bổ cơ thể, trẻ em suy dinh dưỡng, phụ nữ sau khi sinh, người lao động nặng nhọc, độc hại , người già kém ăn mất ngủ…

Sở dĩ cao ngựa tốt như vậy vì trong cao ngựa có 17 loại vi chất vô cùng quan trọng cho sức khỏe con người, trong đó có 10 loại, vi chất thiết yếu mà cơ thể không tự tổng hợp được, cần phải cung cấp từ nguồn thức ăn, những vi chất đó là: Lyzine, Methionine, Argine, Histidine, Leucine, Isoleucine, Valine, Threonline, Trytophane, Phenylalamine. Những vi chất cấu tạo nên protein của cơ thể, nếu thiếu 1 trong các loại vi chất trên thì những vi chất khác không thể tác hợp và vận hành được, có nghĩa là tất cả các loại vi chất phải được ăn và thẩm thấu cùng lúc để cơ thể làm việc điều hòa. 10 loại vi chất trên kết hợp 7 loại vi chất còn lại cùng với hàm lượng Protein rất cao( trên 70%) làm cho cao xương ngựa và những sản phẩm được chế biến từ cao xương ngựa, thịt ngựa rất tốt cho việc bồi bổ cơ thể và phòng chống nhiều loại bệnh tật với mọi lứa tuổi.

Ngoài ra, lượng canxi và phốt pho trong cao có tác dụng rất tốt cho việc bổ sung canxi cho xương, cho máu, làm giảm các bệnh còi xương, suy dinh dưỡng của trẻ em, đau nhức xương khớp, loãng xương, của người lớn và nhiều bệnh nguy hiểm do thiếu canxi trong máu như bệnh tim mach, áp huyết cao, đau đầu, khó ngủ, khó thở, hụt hơi, cơ thể bị chuột rút liên tục, và các chứng rối loạn tiền mãn kinh…

Theo Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam, giá trị thật các sản phẩm của ngựa bạch qua số lượng khảo sát kiểm nghiệm tại Viện Chăn nuôi, con ngựa trắng chỉ được công nhận là ngựa bạch khi thỏa mãn những đặc điểm sau: Mắt mầu trắng mây, xung quanh con ngựa có một vành màu đồng lửa, khi mặt trời đứng bóng mắt bị lòa, trời tối mắt bắt bóng đèn đỏ như cục lửa , các lỗ tự nhiên (bộ phận sinh dục, mũi, mõm) có màu hồng đỏ, bốn chân có móng sừng trắng ngà. Ngựa trắng nếu thiếu 1 trong 4 đặc điểm trên thì gọi là ngựa kim vì nó là sản phẩm lai F1 của ngựa bạch và ngựa màu, chính vì vậy giá trị cao xương ngựa kim không thể bằng cao xương ngựa bạch, nhưng không hiểu sao một số nơi lại cho rằng cao xương ngựa kim là tốt nhất để bán với giá cao hơn ngựa bạch, do sự quảng cáo chưa đúng, chưa chính xác nên người tiêu dùng đã bị mất tiền bạc một cách oan uổng. (Đến với chúng tôi, quý khách có thể lên tận trang trại để chứng kiến, chọn lựa con ngựa mình ưng ý, sau đó mới mang ra chế biến.)

cao xuong ngua bach

Ngựa nói chung là một kho dược liệu sống quý hiếm, theo Hải Thượng Lãn Ông thịt ngựa có vị ấm, bổ máu , bổ thần kinh , mạch cơ xương , cứng gân… Cao xương ngựa bạch có tác dụng rất tốt với chứng đau nhức xương khớp , đau lưng, loãng xương , bổ dưỡng ích khí, rất tốt cho người già, trẻ em suy dinh dưỡng, phụ nữ sau sinh, người lao động nặng nhọc độc hại, suy nhược, kém ăn, mất ngủ. Ở Việt Nam ngựa bạch được quý trọng thứ 2 sau hổ , vì vậy có nguy cơ bị tuyệt chủng. Hội Thú Y Việt Nam đã cùng với Trại ngựa Bá Vân hợp tác duy trì nòi giống, tỉ lệ đẻ của ngựa bạch chỉ khoảng 20-25% tỉ lệ tổng cái sinh sản. Hiện nay Hội Thú Y Việt Nam đã xây dựng một cơ sở chăn nuôi tại xã Yên Mỹ – Thanh Trì – Hà Nội đang nuôi 40-50 con ngựa bạch nhằm giữ giống và phát triển phục vụ cộng đồng. Những con không đẻ được đủ tiêu chuẩn nấu cao sẽ được nấu theo quy trình dân gian 7 ngày 7 đêm. Hội Thú Y đã kiểm tra 21 chỉ tiêu của cao theo quy định của Bộ Y Tế (không kể 17 chỉ tiêu đã kiểm tra tại Viện chăn nuôi quốc gia) đã được công bố trên tạp chí chăn nuôi 3-2007.

Qua kiểm định hàm lượng Protein trên 70%, lipid đạt từ 2,6-7% , canxi 192-1519mg%, phốt pho29-420mg% , nhất là 17 loại Amino acid, trong đó có những Amino acid không thể thay thế bằng thức ăn thông thường. Mặc dù cao ngựa tốt như vây nhưng nó vẫn chỉ là loại thực phẩm chức năng không thay thế được t.huốc chữ.a bện.h. Cách nhận biết cao: “Màu của cao là màu cánh dán (sẫm hay nhạt là do cách nấu của từng cơ sở) nếu miếng cao trong suốt thì không phải cao nguyên chất , thành phần chủ yếu là sáp ong , loại cao có nhiều hạt trắng là do người nấu chạy theo lợi nhuận nghiền bã xương đã nấu trộn vào cao. Nói chung màu của cao là màu cánh dán, mặn hay mịn , hơi bóng, cao càng khô độ bóng sẽ giảm. Cao xương ngựa nguyên chất cũng giống như một số mặt hàng thực phẩm khác như sữa bột chẳng hạn, nếu chưa đóng gói , bằng mắt thường ta không thể nhận biết từng loại được (kể cả người nấu)”. Chính vì lẽ đó mà người tiêu dùng phải tỉnh táo lựa chọn và đặt lòng tin đúng chỗ để mua được cao tốt , giá cả hợp lý , bảo vệ quyền lợi chính đáng của mình. Về liều dùng: từ 2 đến 9 tuổi và người lớn trên 60 tuổi mỗi ngày 5g (dùng 1 lấn); từ 20 đến 59 tuổi: mỗi ngày dùng từ 5g đến 10g (dùng từ 1 đến 2 lần). Cách dùng: Thái mỏng 100g cao rồi ngâm trong 0,5 lít rượu trắng, mỗi ngày uống 2 lần, mỗi lần 1 chén nhỏ; Mỗi lần cho một miếng cao vào chén nhỏ cùng 1 thìa café mật ong và một chút nước lọc rồi hấp cách thủy từ 10 đến 15 phút; Có thể ăn trực tiếp hoặc trộn cao cùng với cháo nóng; Hoặc có thể cho vào chén nhỏ, dùng 1-2 muỗng cafe nước cơm hấp cùng cao ngựa khoảng 15p.

Như vậy, độ tuổi phù hợp để dùng cao ngựa bạch là từ 2 tuổi trở lên.

Minh Anh

Ý kiến của bạn